Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, dù dịch bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của giới đầu tư và người mua nhà nhưng đây cũng là thời điểm người mua dễ tiếp cận với những chính sách bán hàng hấp dẫn từ các chủ đầu tư. Vậy, nhận định này dựa trên cơ sở nào? Mua nhà trong thời kỳ đại dịch có phải là lựa chọn an toàn? Để trả lời cho những câu hỏi này, mời bạn xem tiếp bài viết dưới đây của chúng tôi. Theo dõi thường xuyên chuyên mục Phân tích – Nhận định để tìm hiểu nhiều hơn về thông tin bất động sản nhé.
Những chính sách ưu đãi
Theo khảo sát của JLL Việt Nam, để thích nghi với đợt dịch lần này, nhiều chủ đầu tư đã áp dụng phương pháp bán hàng trực tuyến để quảng bá sản phẩm. Cùng với đó là nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn được tung ra như lịch thanh toán dài hơn, lãi suất bằng 0 trong kỳ hạn dài và nhiều quà tặng giá trị khác. Điều này nhằm thúc đẩy tâm lý mua nhà ở với chính sách tốt hơn so với thời điểm chưa dịch.
Ông Ngô Quang Phúc – Tổng giám đốc Phú Đông Group cho hay, dịch bệnh là cơ hội tốt để khách hàng tiếp cận được BĐS với mức giá và phương thức thanh toán tốt.
Vị CEO này cho rằng, cho đến khi dịch bệnh chưa được kiểm soát thì thị trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Tuy nhiên, đây chỉ là những ảnh hưởng trong ngắn hạn và thị trường sẽ phục hồi sau khi Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng.
Ông Phúc khẳng định, hiện chúng ta đang có nhiều cơ sở để lạc quan vào tốc độ phục hồi của thị trường BĐS, ít nhất là vào đầu 2021 bởi những yếu tố sau:
Yếu tố đầu tiên
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đang dồn nguồn lực để cuối 2021 đạt được miễn dịch cộng đồng. Nếu theo đúng tiến trình này, từ đầu năm 2022; bức tranh thị trường BĐS sẽ không còn phụ thuộc vào yếu tố dịch bệnh nữa. Lúc này, các dự án BĐS công nghiệp; dự án nhà ở sẽ phục hồi trước. Sau đó là đến các phân khúc như BĐS nghỉ dưỡng, mặt bằng và văn phòng cho thuê,…
Yếu tố thứ hai
Hiện lãi suất ngân hàng đang có xu hướng giảm cả ở tiền gửi và tiền vay. Nguồn tiền rẻ được bơm vào thị trường ngày càng nhiều chính là cơ sở để kích cầu nhu cầu đầu tư và mua ở của BĐS.
Yếu tố thứ ba
Dù chưa kiểm soát tốt dịch bệnh trong giai đoạn này; song Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài; đặc biệt là ngành công nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo sự sôi động của loại hình đất nền, nhà ở, kho bãi, văn phòng;… tại các khu vực phát triển công nghiệp.
Yếu tố cuối cùng
Với tính an toàn, hữu hạn và tỷ suất lợi nhuận ổn định; thậm chí có thể đột biến, BĐS luôn là kênh đầu tư vua được người Việt lựa chọn hàng đầu. Do đó, trong tầm nhìn dài hạn; người Việt vẫn ưu tiên dòng vốn đổ về mảng BĐS.
Thực tế, tùy vào bối cảnh thị trường ở một số thời điểm mà BĐS có thể đi ngang. Tuy nhiên, tong trong dài hạn; tỷ suất sinh lời của BĐS luôn vượt trội và ổn định hơn hẳn các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ, tiết kiệm,… Mặt khác, so với kênh chứng khoán, tiền ảo,… thì đầu tư BĐS có rủi ro gần như bằng 0.
Dịch bệnh là điều kiện thuận lợi để mua nhà giá rẻ?
Ông David Jackson – Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng; khi các biện pháp khống chế đại dịch Covid-19, điển hình là chiến dịch tiêm vắc-xin trên diện rộng đang được triển khai; đạt được các kết quả trên quy mô lớn thì nhiều dự án cơ sở hạ tầng sẽ được khởi động lại; các hoạt động kinh tế khác cũng từng bước sôi động hơn.
Vị chuyên gia này cho rằng, dịch Covid-19 khiến nhà đầu tư “chùng” lại; nhưng cũng là cơ hội để họ đánh giá toàn diện hơn về thị trường cũng như chiến lược đầu tư của bản thân. Đây có thể xem là bước “lấy đà” cho một giai đoạn tăng trưởng mới. Đồng thời, nó cũng là cơ hội tốt cho người mua nhà khi được hưởng lợi từ các chính sách tốt từ đơn vị bán hàng.
Còn theo ông Mai Đức Toàn – Giám Đốc Khối Kinh Doanh và Tiếp Thị Tập đoàn CNT Group; hiện nay, trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp đang thận trọng hơn trong chiến lược giới thiệu ra dự án mới. Điều này khiến khách hàng không có nhiều lựa chọn khi có nhu cầu đầu tư hoặc an cư.
Khả năng thanh khoản trong giai đoạn dịch bệnh không sôi nổi
Mặt khác, dịch bệnh cũng làm giảm nhu cầu đổ dòng vốn vào thị trường; khiến khả năng thanh khoản trong giai đoạn này không sôi nổi. Đi kèm theo đó, tỷ lệ tăng giá không đạt được như kỳ vọng.
Tuy nhiên, dịch bệnh cũng là thời cơ để người mua săn được các sản phẩm vừa túi tiền. Bởi với những chủ đầu tư vẫn kiên định bán hàng trong giai đoạn này hoặc hậu dịch bệnh; để kích cầu sức mua, đa số doanh nghiệp đều triển khai các chính sách có lợi cho khách hàng; để giúp họ sở hữu được sản phẩm BĐS với mức giá và phương thức thanh toán tốt.
Nhìn ở góc độ dài hạn, nếu thời điểm trước, giá BĐS trong tình trạng tăng nóng; tăng gối đầu từng đợt thì hiện nay, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược giá bán; và chu kỳ tăng giá để phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô. Từ đó giúp thị trường BĐS quay về giá trị thực; tạo tiền đề cho cú “nhảy vọt” sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn; và nền kinh tế phát triển trở lại trong trạng thái bình thường mới.
Những nhận định từ các chuyên gia
Ông Phan Giao Trí – Giám đốc một công ty môi giới BĐS ở huyện Nhà Bè chia sẻ: “Gần 2 tháng qua, doanh nghiệp cố gắng duy trì kinh doanh bằng cách tổ chức tư vấn bán hàng qua điện thoại; online nhằm vớt vác phần nào kinh phí để trả lương cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng. Nhiều căn hộ và sản phẩm đất nền công ty chào mời khách với giá huề vốn; nhưng khách hàng vẫn lắc đầu. Trước giờ khách mua phần lớn là người đầu cơ; còn thời điểm hiện tại chỉ có những khách hàng mua ở thực nên họ lựa chọn, xem xét rất kĩ mới chịu xuống tiền”.
Thạc sĩ Lê Thị Phương Loan – Phó trưởng bộ môn BĐS – Trường Đại học Văn Lang cho rằng: “Đối với những người có nhu cầu mua nhà để ở thời điểm này là hợp lý; vì sẽ có những trường hợp khó khăn, phải bung hàng, giảm giá. Dự báo, từ đây đến cuối năm, thị trường BĐS vẫn còn gặp phải khó khăn nhất định; dòng tiền chảy vào thị trường không mạnh như cùng kỳ những năm trước. Lãi suất vay mua BĐS đang thấp nhưng chỉ mang tính ngắn hạn nên dòng tiền cho BĐS trong 6 tháng cuối năm 2021 vẫn hạn chế. Giai đoạn hiện nay phù hợp với những nhà đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi, còn nhà đầu tư bằng tiền vay mượn sẽ gặp khó khăn”.