Các gia đình ở Việt Nam hiện nay vẫn thường xử dụng tôn để làm mái nhà. Tình trạng mái tôn bị dột là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trong đến cuộc sống của các gia đình, nhất là vào mùa mưa. Nếu không khắc phục nhanh chóng và kịp thời sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sinh hoạt của con người. Liệu bạn đã biết nguyên nhân vì sao mái tôn thường dột và làm thế nào để nhận biết và khắc phục điều đó? Nếu câu trả lời là chưa thì cũng đừng lo vì chúng mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết để giải quyết vấn đề chống thấm mái tôn bị dột thông qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến mái tôn bị dột
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mái tôn bị thấm dột như sau:
- Do quá trình thi công lắp đặt mái tôn không đạt chất lượng
- Chọn lựa mái tôn chất lượng kém dẫn đến nhanh hư hỏng
- Do quá trình ăn mòn của nước mưa lâu ngày, sử dụng lâu năm. Đôi khi có thể trong quá trình vận chuyển mái tôn đã gây ra những vết trầy xước. Từ đó nước mưa sẽ ngấm theo đó và ăn mòn gây nên thủng đột.
- Dị vật từ trên cao rơi trúng mái tôn. Như cành cây bị gãy hay các vật dụng từ các nhà cao tầng hơn rơi xuống. Thậm chí đôi khi có thể do các con vật di chuyển, va chạm nhau trên chính mái tôn.
- Do tràn sóng điểm tiếp giáp nối tôn giao nhau
Làm thế nào để nhận biết mái tôn bị dột
Không khó để nhận biết mái tôn bị thấm dột. Các gia chủ có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng vòi nước để kiểm tra.
Nhận biết thông qua quan sát bình thường
Các bạn có thể đứng dưới sàn hoặc trèo lên mái tôn để kiểm tra những vị trí tôn bị hoen rỉ, mục nát, lủng lỗ. Bằng việc quan sát vào 2 thời điểm: mưa và nắng to các bạn có thể dễ dàng đánh giá tổng quan tình trạng mái tôn.
Sử dụng vòi nước
Các bạn đặt vòi nước ở điểm cao nhất của mái tôn rồi cho nước chảy. Các vị trí bị lủng sẽ xảy ra hiện tượng thấm dột. Hãy đánh dấu lại để thuận tiện cho công tác chống thấm sau này.
Những giải pháp giúp chống thấm dột mái tôn
Dưới đây là chia sẻ 9 cách chống thấm dột mái tôn hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thấm dột, tỉnh trạng dột mà các bạn sẽ áp dụng phương pháp phù hợp nhất. Với những giải pháp đơn giản, các gia chủ có thể tự thực hiện để tiết kiệm chi phí. Với những cách phức tạp hoặc bị thấm dột nặng, các bạn nên liên hệ với đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để xử lý triệt để tình trạng thấm dột.
Kiểm tra và thay thế đinh vít bị hỏng hóc, rỉ sét
Sau một thời gian sử dụng, do thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa và các tác động ngoại lực mà đinh vít có thể bị rỉ sét hoặc bị lỏng. Nước mưa sẽ len lỏi qua các hốc vít này và thấm dột xuống dưới.
Vì vậy mà các gia chủ cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống đinh vít mái tôn. Với các đinh vít bị rỉ sét cần phải thay mới. Với đinh vít bị lỏng thì cần thì cần gia cố vặn chặt lại để tạo sự chắc chắn. Đồng thời hạn chế tình trạng thấm dột.
Trong tình trạng các lỗ đinh vít bị rộng, các bạn nên bắn keo hoặc dùng miếng dán chống dột để đảm bảo mái tôn bị dột ở lỗ đinh.
Lưu ý: Các bạn nên tháo từng đinh vít ra một và bắn vít mới vào ngay. Tránh tháo ra đồng loạt vì mái tôn sẽ không vững chắc. Có thể khiến quá trình bắn vít có thể bị lệch, làm giảm hiệu quả chống thấm.
Xử lý lỗ thủng bằng keo silicone hoặc miếng tôn khác
Mái tôn bị thủng thường do dị vật từ trên cao rơi xuống. Các gia chủ có thể xử lý chống thấm bằng 2 cách sau:
- Với những lỗ thủng, đường rách nhỏ, hãy dùng keo silicone hoặc xi măng đắp lại. Nếu như lỗ thủng không to hơn vít lạnh, bạn có thể bắn một vít lạnh vào lỗ thủng trước khi thực hiện bơm keo.
- Với những lỗ thủng lớn, các bạn hãy lấy một miếng tôn khác có kích thước rộng hơn lỗ thủng khoảng 10cm mỗi phía. Sau đó làm sạch bề mặt khu vực tôn cần chống thấm và dùng keo để dán định bị miếng tôn vào vị trí bị thủng.
Sử dụng sơn dầu để hạn chế ăn mòn
Nếu trong nước mưa có axit sẽ khiến mái tôn bị ăn mòn. Tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ dẫn đến mái tôn bị lủng lỗ gây thấm dột.
Giải pháp hiệu quả nhất cho trường hợp này là vệ sinh sạch sẽ bề mặt mái tôn và sử dụng sơn dầu để phun hoặc quét lên bề mặt mái tôn để bảo vệ mái tôn không bị ăn mòn.
Lưu ý: Cách làm này chỉ áp dụng trong trường hợp mái tôn chưa bị lủng lỗ. Nếu mái tôn đã bị rỉ sét nặng, thủng,…các bạn nên thực hiện xử lý các lỗ thủng rồi mới quyets sơn dầu để đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài.
Gia cố các vị trí tiếp giáp
Các vị trí mái tôn gối lên nhau rất dễ xảy ra hiện tượng thấm dột. Đặc biệt là sau khoảng 1 thời gian sử dụng lâu dài, ở vị trí tiếp giáp tôn thường bị mục nát hoặc giãn rộng.
Các bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng keo silicon bắn vào 2 mặt của điểm tiếp giáp rồi dùng đè lên cho đến khi phần keo này khô hẳn.
Trong trường hợp khe tiếp giáp đã bị gỉ sét hoặc bị hở, các bạn nên sử dụng 1 tấm tôn mới có bề rộng khoảng 1m đặt chồng lên vị trí tiếp giáp rồi dùng đinh vít và keo để cố định lại.
Chống thấm ở vị trí sát khe tường
Với phần mái tôn tiếp giáp với khe tường thì các gia chủ có thể xử lý chống thấm bằng một số biện pháp sau:
- Sử dụng hồ vữa xi măng để đắp kín vị trí khe hở. Khi đó nước mưa không chảy vào được khe tiếp giáp.
- Dùng băng keo chống thấm mái tôn chuyên dụng để dán lên vị trí tiếp giáp giữa mái tôn và khe tường.
- Sử dụng tôn lá khổ 500cm và dùng đinh vít để gia cố vị trí khe tiếp giáp vừa giúp chống thấm hiệu quả, vừa đảm bảo độ chắc chắn, an toàn.
Xử lý tình trang tôn bị gãy sóng
Mái tôn chịu tác động của ngoại lực có thể bị gãy sóng gây đọng nước và thấm dột. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài có thể làm đứt gãy mái tôn. Vì vậy mà các bạn cần xử lý ngay khi phát hiện.
Cách xử lý như sau:
- Ở vị trí sóng tôn bị gãy, các bạn sử dụng đinh vít để khoan vào sóng nổi rồi dùng dây kẽm cột vào và kéo từ từ để đưa những chỗ bị biến dạng, gấp khúc về tình trạng ban đầu.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp chống thấm nếu vị trí bị gãy đã có dấu hiệu thấm dột.
- Các bạn lưu ý hạn chế dẫm đạp lên vị trí tôn bị gãy có thể khiến tôn bị biến dạng.
Sử dụng sơn chống thâm để bảo vệ mái tôn
Sử dụng sơn chống thấm là phương pháp được nhiều gia chủ lựa chọn để bảo vệ và chống thấm mái tôn nhờ khả năng bám dính tốt, giúp tạo lớp bề mặt bảo vệ để kéo dài tuổi thọ cho mái tôn.
Cách thực hiện như sau:
- Với mái tôn mới, các bạn chỉ cần sử dụng vòi xịt nước để làm sạch bề mặt và sơn trực tiếp lên mái theo định lượng pha mà nhà sản xuất hướng dẫn. Tùy thuộc vào hạng mục sử dụng là mái tôn gia đình hay mái tôn nhà xưởng mà các bạn sẽ sơn từ 2 – 3 lớp để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.
- Với mái tôn đã qua sử dụng, bề mặt bị rỉ sét, các bạn hãy sử dụng giấy nhám rồi thực hiện sơn phủ 3 lớp, mỗi lớp cách nhau 3 tiếng để sơn có thể bám chắc trên bề mặt.
Phương pháp sơn chống thấm này phù hợp với những mái tôn xi măng và mái ngói.
Dùng nhựa đường để thi công chống thấm mái tôn
Ngoài sơn chống thấm thì nhựa đường cũng là vật liệu được nhiều gia chủ lựa chọn để thi công chống thấm mái tôn.
Các ưu điểm khi chống thấm dột mái tôn bằng nhựa đường:
- Dễ dàng thi công.
- Khả năng bám dính cực tốt.
- Hiệu quả chống thấm gần như tuyệt đối.
- Chịu được nhiệt độ cao.
- Chi phí hợp lý.
Cách thi công như sau:
- Đun sôi một lượng nhựa đường vừa đủ sử dụng.
- Vệ sinh bề mặt cần thi công.
- Dùng chổi cọ hoặc gáo múc để trải đều nhựa đường lên các vị trí bị thấm dột. Với những lỗ thủng lớn, các bạn nên áp tấm dán bằng nhựa lên sau khi đã trải nhựa đường.
- Sau khoảng 3 tiếng, nhựa đường sẽ đông kết mang đến hiệu quả chống thấm tối ưu.
Miếng dán chống thấm hạn chế bức xạ mặt trời
Tấm dán chống thấm được sản xuất từ hỗn hợp Bitum và hợp chất nhựa cao cấp. Trên bề mặt phủ một lớp nhôm mỏng có tác dụng chống thấm. Và chống lại sự bức xạ mặt trời rất hiệu quả.
Thi công chống thấm mái tôn bằng tấm dán có ưu điểm: chi phí thấp, dễ thi công, khả năng bám dính tốt, làm tăng tuổi thọ của mái tôn vì chống lại được sự bức xạ của mặt trời.
Các bước thi công:
- Làm sạch bề mặt tôn rồi quét một lớp sơn lót Asphalt primer lên bề mặt để tăng độ bám dính.
- Trải tấm dán chống thấm phủ kín bề mặt mái tôn và dùng kéo cắt bỏ phần dư thừa.
- Bóc mỏ màng silicone rồi dùng tay miết chặt tấm dán vào bề mặt mái tôn.
Các bạn lưu ý thực hiện cẩn thận để tránh làm thủng, rách hoặc trầy xước tấm dán gây giảm hiệu quả chống thấm.
Những lưu ý trong quá trình làm chống thấm cho mái tôn
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình lắp đặt cũng như thi công chống thấm dột đạt hiệu quả chống thấm tối ưu nhất:
- Sử dụng tôn chất lượng cao và thi công lắp đặt tôn đúng cách.
- Thường xuyên kiểm tra mái tôn và thay thế, gia vít các vị trí đinh vít bị lỏng, hoen gỉ,…
- Vào mùa mưa bão nên dùng các bao cát để cố định lại mái tôn. Đồng thời cắt tỉa những cành cây lớn ngay trên mái tôn để tránh gãy đổ làm hư hỏng mái tôn.
- Chọn phương pháp chống thấm phù hợp khi mái tôn bị thấm dột và thi công đúng kỹ thuật.
- Nếu có điều kiện, các bạn nên thực hiện chống thấm mái tôn ngay từ khi mới lắp đặt. Bằng cách sơn dầu, dán màng chống thấm,…Đặc biệt nếu mái tôn lắp đặt ở vị trí trống trải phải tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước thì cần phải đầu tư nhiều vào khâu chống thấm để đảm bảo hiệu quả lâu dài.
Trên đây là những cách chống thấm dột mái tôn và một số lưu ý quan trọng để thi công chống thấm hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các gia chủ trong mùa mưa sắp tới