Để tiết kiệm diện tích, ngôi nhà được thiết kế để gia tăng độ cao nhằm “bù đắp” hạn chế về chiều ngang. Do vậy, khả năng nhận ánh sáng và luồng gió thường rất hạn chế. Vào mùa hè nắng nóng thì không khí trong nhà khó lưu thông vì vậy càng gia tăng thêm sự khó chịu và oi bức. Bạn có thể giải nhiệt để chống nóng cho căn nhà bằng những cách thức đơn giản. Công trình sử dụng các tổ hợp mặt bằng và hình khối, cùng thiết kế kết cấu bao che nhằm hạn chế bề mặt tiếp xúc với ánh mặt trời, tránh bức xạ hoặc giảm các sự dẫn nhiệt trong các vật liệu. Tăng cường đối lưu nhiệt chính là giải pháp rộng và linh hoạt nhất.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà bị nóng
Trong điều kiện đô thị đất chật người đông, gió đến nhà sau. Khi đã đi qua các bề mặt tích nhiệt khác (như đường sá, nhà bên cạnh…). Luôn chứa đựng hơi nóng hơn là gió trong điều kiện nông thôn vốn chủ yếu là cây xanh và ruộng đồng.
Bố trí nhiều vật dụng, thiết bị tỏa nhiệt (như ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng…); rèm vải dày, bàn ghế nệm; đồ đạc nhiều chi tiết ngóc ngách cũng đều là những thứ dễ tích bụi. Mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, bụi sẽ tung lên mù mịt rồi tiếp tục lưu lại trên các bề mặt đồ vật. Gây nên nhiều nguy cơ mầm bệnh.
Việc cách nhiệt không tốt (chống nóng cho mái; tường bao chung quanh…). Cũng khiến ngôi nhà tuy có mở cửa đón gió mà vẫn bị nóng hầm hập. Cần lưu ý chống nóng và thông gió luôn là hai việc song hành nhau. Nếu như muốn nội khí nhà ôn hòa.
Một số giải pháp chống nóng cho ngôi nhà
Bố trí kết cấu, mặt bằng hợp lý
Để tránh nóng, cần bố trí mặt bằng hợp lý; ưu tiên các không gian chính tránh tiếp xúc với bề mặt hứng mặt trời. Đẩy các không gian phụ như cầu thang, kho; vệ sinh ra phía đó. Ngoài ra, nên tạo những khoảng lùi, khoảng âm như sảnh; logia, khe kỹ thuật… Để tránh bức xạ mặt trời vào bề mặt không gian chính.
Dùng kết cấu chắn nắng lắp rời ngoài kết cấu bao che (tường). Để giảm quá trình bức xạ và dẫn nhiệt. Yếu tố này đã được ứng dụng rất nhiều. Trong kiến trúc hiện đại với các dạng khác nhau, vật liệu khác nhau.
Kết cấu cứng
Tổ hợp mặt đứng bằng những “kết cấu cứng” để chắn nắng. Gắn liền với kết cấu chịu lực và bao che. Thường đó là ô văng; các lam chắn nắng theo phương đứng và ngang (phổ biến trong thiết kế công sở những năm 70-80). Những thiết kế đó được nghiên cứu rất kỹ về mặt vật lý kiến trúc theo khí hậu và biểu đồ mặt trời của từng địa phương.
Xây tường dày, tường hộp (rỗng)
Xây tường dày, tường hộp (rỗng), sử dụng vật liệu cách nhiệt (gạch rỗng, tấm cách nhiệt, tấm 3D panel…) cho kết cấu bao che. Thiết kế cửa hợp lý về vị trí và vật liệu. Các giải pháp này đều dựa trên nguyên lý làm giảm bức xạ và dẫn nhiệt từ bên ngoài.
Vật liệu chống nóng
Dùng các loại vật liệu chống nóng cho mái như tấm đan, gạch lỗ, mái tôn (đối với mái bằng, bê tông), sử dụng trần giả cách nhiệt (đối với mái dốc, mái ngói). Giải pháp này phải đặc biệt lưu ý vấn đề thông gió cho khối không khí giữa hai lớp mái.6. Giảm độ phát xạ của bề mặt công trình bằng cây cối, như trồng cây leo trên tường, thiết kế vườn – mặt nước trên mái. Đây là một giải pháp đem lại thẩm mỹ khá tốt, tuy nhiên có những biến đổi nhất định theo thời gian.
Tổ chức mặt bằng, thiết kế vị trí và cấu tạo cửa hợp lý, thiết kế sân trong, giếng trời để tăng cường đối lưu không khí để làm sao cho khối khí nóng thoát lên trên và ra ngoài, nhường chỗ cho khối khí nhiệt thấp hơn.
Các giải pháp cách nhiệt cấp bách
- Để chống nóng cấp bách, có thể giảm thiểu bức xạ mặt trời bằng những vật liệu khác – đặc biệt là đối với các kiến trúc hiện đại có nhiều cửa kính. Việc dán các tấm phim chống nóng lên bề mặt kính tiếp xúc với mặt trời là một giải pháp dễ làm và hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của phim là phản xạ một phần ánh sáng ra ngoài, đồng thời cản các tia gây bức xạ nhiệt.
- Không khí đối lưu thì truyền nhiệt tốt hơn gấp năm lần không khí lặng. Trong trường hợp nhiệt độ bên ngoài nóng hơn nhiệt độ trong phòng (nhất là khi dùng máy lạnh) thì phải kiểm soát tốt không khí vào nhà. Đóng kín cửa và hạn chế các khe hở là việc cần thiết để tránh sự truyền nhiệt bằng đối lưu qua các khe đó.
- Tạo mặt nước tạm thời để thu nhiệt làm mát phòng. Việc đặt chậu nước, hay lau nhà, vẩy nước có ích trong một khoảng thời gian nhất định để chống nóng.
Xem thêm các bài viết khác về Giải pháp kiến trúc.