Giữa tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, việc đảm bảo hàng hóa thiết yếu là rất cần thiết. Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với việc dịch bệnh gia tăng chóng mặt. Vào ngày 6/7, tại thành phố này đã diễn ra việc người dân đổ xô đi mua lương thực tích trữ. Việc mua sắm dồn dập khiến hàng hóa bị thiếu hụt cục bộ. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh khẳng định nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu dồi dào. Các nhà sản xuất, cung cấp cũng đã có sự chuẩn bị đầy đủ cho mọi tình huống. Vì vậy thành phố kêu gọi người dân hãy tỉnh táo, không mua sắm dồn dập cũng như tích trữ hàng hóa quá nhiều.
Các doanh nghiệp sản xuất nhà, nhà cung cấp khẳng định đảm bảo nguồn cung ứng
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào hàng hóa thiết yếu sẽ luôn được đảm bảo cung ứng đầy đủ và người dân không nên mua sắm dồn dập, tụ tập quá đông sẽ đẩy nguy cơ bệnh dịch lên cao và có thể gây tắc nghẽn các kênh mua sắm.
Đây là thông tin được các doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa tại TP. Hồ Chí Minh khẳng định sau khi có hiện tượng người dân đổ xô đi mua sắm từ chiều ngày 6/7, gây ùn ứ một số kênh mua sắm trên địa bàn.
Hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op
Cụ thể hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food… đã tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 3-5 lần nhằm đảm bảo sẽ cung cấp đều đặn với giá cả bình ổn ra thị trường trong tối thiểu 6 tháng tới. Hàng hóa dự trữ tập trung nhiều cho nhu yếu phẩm như đường, gạo, dầu ăn, muối, nước mắm, dầu ăn, thịt, trứng, rau củ quả, thực phẩm khô và đặc biệt là các mặt hàng chống dịch gồm gel, nước rửa tay, xà bông, khẩu trang vải sát khuẩn.
“Người dân có thể yên tâm không bao giờ thiếu hàng hóa trong suốt thời gian giãn cách. Tại các siêu thị Co.opmart đã có công tác phân luồng, điều tiết số lượng người vào siêu thị, áp dụng hình thức phục vụ tại chổ hạn chế di chuyển Pick & Ship, máy lạnh trên 25 độ… để đảm bảo an toàn”- đại diện Saigon Co.op khẳng định.
Theo nhà bán lẻ này, bên cạnh bán hàng qua điện thoại, hầu như tất cả các app công nghệ hiện nay đều có liên kết với Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food để đồng loạt giao hàng cho khách. Saigon Co.op đã kịp thời bổ sung thêm khoảng 7.000 mặt hàng nhu yếu phẩm. Các mặt hàng này được cập nhật lên trang https://cooponline.vn. Việc này để đáp ứng nhanh nhu cầu đặt hàng online giao hàng tận nhà. Nhu cầu này hiện đang tăng đột biến của người dân, đặc biệt là khu vực TP. Hồ Chí Minh.
VinCommerce
Tương tự, ứng phó với dịch Covid-19, VinCommerce cho biết đã chủ động xây dưng kịch bản kinh doanh trong mọi tình huống phức tạp của dịch bệnh. Cụ thể ngay sau làn sóng dịch đầu tiên năm 2020, VinMart/VinMart+ đã chủ động làm việc, tăng cường kết nối với nhiều Nhà cung cấp. Việc này để đảm bảo hàng hoá cung ứng liên tục. Đồng thời sản lượng dự phòng trong lúc dịch bệnh bùng phát luôn đủ cho 3 – 6 tháng.
Về phân phối, VinCommerce làm việc chặt chẽ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các ban chỉ đạo phòng chống dịch để đảm bảo các xe trung chuyển hàng hóa thiết yếu được di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, hoặc từ kho của VinMart đến các địa điểm bị phong toả, cách ly. Không xảy ra tình trạng khan hàng, đứt hàng cục bộ tại bất kỳ cơ sở nào.
Vissan
Ông Nguyễn Ngọc An- Tổng giám đốc Vissan cho biết, để có nguồn hàng cung ứng đầy đủ nhất cho người dân, Vissan đã bố trí cho cho công nhân ăn ngủ tại chỗ. Đồng thời công ty tăng số lượng heo giết mổ lên 1.500 con/ngày. Hiện tại nguồn heo từ tất cả các khu vực như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu… cung ứng rất dồi dào, giá có giảm chứ không tăng.
Hàng hóa tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn đảm bảo cung ứng trong mọi tình huống
Theo ghi nhận của phóng viên, sở dĩ có hiện tượng người dân đổ xô đi mua sắm là do từ ngày 6/7 TP. Hồ Chí Minh có quyết định tạm dừng 3 chợ đầu mối. Ba chợ này gồm: Chợ nông sản Thủ Đức, chợ Hóc Môn và chợ Bình Điền. Đồng thời cũng đóng cửa hơn 100 chợ truyền thống. Những chợ này không đảm bảo an toàn chống dịch. Điều này đã gây nên tâm lý lo lắng cho người dân. Tuy nhiên với sự chuẩn bị từ trước của các doanh nghiệp sản xuất phân phối lớn, tới nay lượng hàng hóa tới nay vẫn được đảm bảo dồi dào. Hàng hóa thiết yếu đủ cung ứng trong mọi tình huống.
TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không tích trữ lương thực quá nhiều
“Hiện tại lượng hàng là không thiếu. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thực tế giảm. Nên người tiêu dùng cần tỉnh táo, tránh mua sắm tích trữ nhiều”- ông An cho biết thêm.
Có thể thấy rõ ràng là lượng lương thực thực phẩm không hề thiếu, thậm chí rất phong phú. Do đó, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân không nên tích trữ lương thực, thực phẩm. Bởi việc dồn dập mua sắm sẽ khiến siêu thị, cửa hàng, các trang bán hàng online đều quá tải cục bộ, tắc nghẽn. Việc này gây thiếu hàng cục bộ. Đồng thời nó cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Sở Công Thương cũng thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các hệ thống phân phối thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch và Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch theo Quyết định 1370/QĐ-BCĐ; căn cứ thực tế diện tích điểm bán, khả năng đón khách; thực hiện giãn cách tại các điểm bán theo hướng tổ chức đón khách theo từng đợt để đảm bảo không tập trung đông người.