
Giai đoạn ốp lát là bước cuối cùng trong quá trình hoàn thiện của bất kỳ công trình nào. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ các nguyên tắc về gạch lát nền, gạch ốp tường. Trong quá trình thực hiện thì trong quá trình thi công sẽ phát sinh các vấn đề. Vì vậy, để công trình của bạn không gặp phải sự cố nào thì hãy chấp nhận ngay những nguyên tắc và phương pháp lát nền đơn giản, nhanh chóng sau đây.
Bạn hoàn toàn có thể tự tay trang trí ngôi nhà của mình theo sở thích và mong muốn của riêng mình. Tuy nhiên, làm thể nào để lát gạch, lát nền đúng cách mới có thể mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách lát gạch đẹp và kinh nghiệm lát nền nhà đẹp nhất hiện nay. Hãy theo dõi ngay!
Những công đoạn tự lát gạch cơ bản
Khi cải tạo hay tân trang nhà, có rất nhiều hạng mục mà bạn có thể tự mình thực hiện như sơn nhà hay lát gạch nền nhà. Nếu những điều này còn quá mới mẻ với bạn. Thì tại sao không tranh thủ khoảng thời gian ở nhà mùa dịch để học cách lát gạch nền nhà?
Thông thường, phòng tắm và bếp là những khu vực cần phải lát gạch. Quá trình lát gạch nền nhà không quá khó như chúng ta từng nghĩ. Chỉ cần tuân thủ theo các bước dưới đây và giữ cho đầu óc luôn thư giãn, thoải mái.
Vệ sinh sạch sẽ mặt nền cần lát gạch
Bước đầu tiên khi tự lát gạch nền nhà là vệ sinh mặt sàn thi công. Cần loại bỏ rác vụn, bụi đất để đảm bảo gạch bám dính chắc chắn vào nền nhà. Sau khi lượm nhặt rác vụn bằng tay, bạn có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn và các dị vật nhỏ hơn
Tiếp theo, hãy thử đặt gạch trên nền để chọn ra kiểu lát gạch phù hợp. Nên bắt đầu từ góc phòng, vị trí dễ thấy nhất và đặt một viên gạch nguyên vào đó. Tiếp tục với những viên gạch còn lại để kiểm tra xem liệu cách tạo hình như vậy có phù hợp không. Nếu không, bạn có thể lát gạch theo cách khác.
Tạo một lớp nền cơ sở
Bước kế tiếp là trộn vữa. Trộn vữa lót xi măng, cát xây mác 50, 75 cho nước ngấm dần. Vữa cần khô vừa phải, không được nhão quá hay khô quá. Trải lớp vữa vừa ngâm lên bề mặt sàn với diện tích 0,2-0,3m2. Sử dụng thước dây để tạo lớp lót lý tưởng là 2-3cm. Tránh trải vữa quá dày vì sẽ gây ra tình trạng khó thi công.
Bắt đầu lát
Sử dụng dây cước kẻ căng một đường thẳng trên vữa và lát gạch từ trái qua phải, từ trong ra ngoài, ấn gạch xuống lớp nền bề mặt càng mạnh càng tốt. Nếu cần, hãy sử dụng một tấm ván nhỏ phủ vải phía trên (để tránh làm trầy xước bề mặt gạch) và sử dụng búa cao su để chỉnh gạch. Đập nhẹ vào bốn góc và giữa viên gạch để tạo độ bám dính với lớp lót nền.
Tiếp tục lát gạch cho tới khi kín bề mặt sàn. Khi thi công đến khu vực góc nhà, bạn có thể sẽ phải cắt gạch cho vừa với diện tích còn lại.
Sau ít nhất khoảng 3-4 giờ, gạch đã bám dính vào nền, bạn sẽ tiến hành trét mạch. Sử dụng bột trét mạch ở các cửa hàng bán vật liệu xây dựng để thực hiện. Dùng bay có mũi nhọn để đưa lượng bột trét mạch vừa phải vào những mạch cần trét rồi lấy bay hớt phần vữa thừa ra. Lưu ý, tránh làm rơi bột trét ra bề mặt gạch vì sẽ gây mất thẩm mỹ.
Trít mạch ( chà ron )
Sau khi trét mạch khoảng 6-8 tiếng thì tiến hành chà ron. Trước tiên, cần pha bột chuyên dụng và chà vào các khe giữa hai viên gạch, chà tới đâu dùng bọt biển hoặc vải sạch lau ngay tới đó để đảm bảo tính thẩm mỹ. Sau 1 tiếng, tiếp tục chà ron lần 2 nhưng lần này, bạn cần pha bột đặc hơn. Tiếp tục dùng mũi bay trét bột chà ron và giữa các khe cho bằng mặt gạch.
Làm sạch nền
Đây là bước rất đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới mức độ hoàn thiện của cả quá trình. Sau khoảng 24-36 giờ khi mạch vữa đã khô, bạn bắt đầu tiến hành lau hết các vết vữa bị rơi vãi trong quá trình thi công. Hãy dùng bọt biển hoặc giẻ ẩm để lau nền cho sạch. Cuối cùng, xả nước vào nền nhà cho sáng bóng hơn.
Những lưu ý cần biết khi trộn vữa, gạt nền
Tất cả các công đoạn thi công đều liên quan mật thiết và gây ảnh hưởng đến nhau nên các bạn cần chú ý cẩn thận trong từng khâu, đặc biệt là cách trộn vữa và gạt nền. Đối với vữa, các bạn cần phải pha trộn từ từ để đảm bảo đủ độ dẻo nhất định. Nếu vữa bị loãng sẽ rất lâu khô và không định vị chắc chắn được gạch, còn vữa khô quá sẽ khó kết dính.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải đầm và gạt nền thật kỹ để mặt tạo một mặt phẳng tuyệt đối. Giúp cho mặt sàn không bị tích nước, có độ dốc để thoát hơi nước tốt. Nếu đầm nền không kỹ sẽ tạo ra những lỗ hổng không khí, khi lát gạch sẽ bị thiếu vữa thành từng lỗ. Dễ gây hỏng và nứt vỡ trong quá trình sử dụng.